Chạy đua chế tạo vắc xin Covid-19

0
135
Chạy đua chế tạo vắc xin Covid-19
Chạy đua chế tạo vắc xin Covid-19 trước thách thức mới

Chạy đua chế tạo vắc xin Covid-19 trước thách thức mới

Cuộc chạy đua điều chế vắc xin đang đối diện nhiều thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Chạy đua chế tạo vắc xin Covid-19
Các nhà khoa học nghiên cứu vắc xin Covid-19 tại một phòng thí nghiệm ở Anh
Tờ The Telegraph hôm qua dẫn lời Giám đốc Adrian Hill tại Viện Nghiên cứu Jenner (Anh) cho biết tỷ lệ chế tạo thành công vắc xin ngừa Covid-19 vào tháng 9 là 50%, thay vì 80% như dự báo trước đó. Viện Nghiên cứu Jenner thuộc Đại học Oxford là một trong những nơi dẫn đầu về nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19 và sắp thử nghiệm giai đoạn 2 trên 10.000 tình nguyện viên, trong đó có nhiều người sẽ dùng giả dược. Tuy nhiên, ông Hill cho biết tỷ lệ lây nhiễm tại Anh đang chững lại nên những người này sẽ ít có khả năng tiếp xúc và bị lây nhiễm từ người mắc Covid-19 trong cộng đồng, khiến vắc xin khó chứng minh được hiệu quả.

Trông chờ vắc xin

Chạy đua chế tạo vắc xin Covid-19
Cả thế giới đang trông chờ vắc xin Covid-19
Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của nghiên cứu sẽ so sánh hiệu quả của vắc xin trên các nhóm tuổi khác nhau, từ 5 – 12, 56 – 69 và trên 70 tuổi, còn giai đoạn 3 tập trung vào hiệu quả của vắc xin trong nhóm trên 18 tuổi. Hiện Hãng dược AstraZeneca (trụ sở tại Anh) thỏa thuận sản xuất 400 triệu liều vắc xin của Viện Nghiên cứu Jenner trị giá 1,2 tỉ USD, trong khi chính phủ Anh cũng đặt mua 100 triệu liều dù chưa được chứng minh hiệu quả.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán có 3 mẫu vi rút Corona

Hãng AFP hôm qua dẫn lời Giám đốc Viện Vi rút học Vũ Hán (WIV) Vương Diên Dật cho biết phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) có mẫu vi rút Corona từ dơi nhưng không loại nào liên quan đến vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19. “Chúng tôi cô lập và thu được một số mẫu vi rút Corona từ dơi. Hiện chúng tôi có 3 chủng vi rút Corona còn sống… nhưng chúng chỉ giống SARS-CoV-2 khoảng 79,8%”, bà Vương nói. Bà cho biết thêm nhà vi rút học Thạch Chánh Lệ đứng đầu nghiên cứu về vi rút Corona trong dơi từ năm 2004 và chỉ tập trung truy tìm nguồn gốc của vi rút SARS-CoV gây ra dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên hồi tháng 2, WIV từng thừa nhận bà Thạch đã mang về phòng thí nghiệm Vũ Hán một mẫu vi rút Corona giống SARS-CoV-2 đến 96% sau chuyến thám hiểm hang động ở tỉnh Vân Nam.

Trong khi đó, vắc xin Covid-19 do Viện Hàn lâm khoa học quân y Trung Quốc và Công ty CanSino Biologics (Trung Quốc) phối hợp phát triển có kết quả thử nghiệm lâm sàng khả quan, kích hoạt thành công phản ứng của hệ miễn dịch ở hơn 100 người trưởng thành khỏe mạnh.

Nguồn:

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây