Hành trình sống sót trên sa mạc của nữ nhà báo phải uống nước tiểu của chính mình

0
118

“Tôi đã phải uống nước tiểu của mình. Tôi lấy nước tiểu bằng một lọ paracetamol và giữ chúng trong chai. Nó khiến tôi nôn oẹ nhưng ít nhất, tôi có thêm một chút nước”.

Claire tìm tới Công viên Joshua Tree cho cuộc đi bộ đường dài   -    G-Saram
Claire tìm tới Công viên Joshua Tree cho cuộc đi bộ đường dài – G-Saram

Một nhà báo chuyên mảng du lịch đã giải thích cách mà vụ tai nạn trên sa mạc California (Mỹ) đã giúp cô học cách mở lòng hơn với mọi người.

Claire Nelson, hiện 37 tuổi, đã bị gãy xương chậu khi đi bộ đường dài một mình ở công viên quốc gia Johua Tree – nơi mà phần lớn diện tích là 2 sa mạc Mojave và Colorado. Sau tai nạn, cô chia sẻ lại câu chuyện làm thế nào để có thể sống sót trên sa mạc bằng nước tiểu của chính mình.

‘Tôi bị thương và nằm trên sa mạc trong 3 ngày. Tôi nhận ra mình có thể chết. Khi tôi lịm đi, tôi tưởng tượng ra những mảnh xương của mình đang phân huỷ trong thung lũng bụi bặm này. Tôi muốn sống, nhưng tôi đã kiệt sức’, cô nói.

Claire chuyển từ New Zealand đến London vào năm 2005 và bắt đầu làm việc trong vai trò nhà báo cho một tạp chí. Sau một thời gian, cô cảm thấy cô đơn và mất kết nối với xã hội.

Năm 2017, Claire tới gặp bác sĩ và được kê đơn thuốc chống trầm cảm. Sau đó, cô quyết định chuyển tới Canada, nơi mà cô có cơ hội được khám phá thiên nhiên và giải toả tâm trí. Tháng 3/2018, Claire bắt đầu đi du lịch vòng quanh Canada. Cô đã lái xe qua những vùng đất lạnh giá và đi bộ nhiều ngày trên núi.

Khi được một vài người bạn rủ rê đến công viên quốc gia Joshua Tree nằm ở sa mạc California (Mỹ) để khám phá vùng đất này, Claire đã đồng ý. Đó là khi mùa rắn chuông tới và nhiệt độ lên tới 40°C, nhưng cô vẫn cảm thấy tự tin.

Sau khi vỡ xương chậu, cô đã phải điều trị trong bệnh viện 18 ngày   -    G-Saram
Sau khi vỡ xương chậu, cô đã phải điều trị trong bệnh viện 18 ngày – G-Saram

Ngày 22/5/2018, Claire bắt đầu chuyến đi bộ 7 dặm (khoảng 11km) hướng tới ốc đảo của những cây cọ và nghĩ rằng sẽ trở lại sau 4 tiếng nữa. Đó là một cuộc đi bộ thôn dã qua những cây xương rồng và cây bách xù với tầm nhìn toàn cảnh sa mạc. Nhưng khi đi được nửa đường, lúc trèo qua một đống đá, Claire bị trượt ngã từ độ cao gần 8 mét. Xương chậu của cô bị vỡ và Claire nhận ra mình không thể ngồi hay đứng dậy. Phần cơ thể dưới thắt lưng trở xuống của cô bị tê liệt.

‘Hoảng sợ, tôi nhận ra mình đang ở quá xa và không có tín hiệu điện thoại. Tôi không thể gọi giúp đỡ, tôi cũng đã không nói với ai rằng tôi đi đâu. Khi tôi kiểm tra vị trí của mình trên điện thoại, tôi nhận ra mình đã ra xa khỏi con đường một dặm (1.6km)’.

Claire nhận ra khả năng tử vong của mình rất cao nhưng khi nghĩ về gia đình và bạn bè, cô dặn lòng phải bình tĩnh để đưa ra quyết định đúng đắn.

‘Tôi tập trung vào các công việc thiết thực, chẳng hạn như sử dụng gậy đi bộ để thoa kem chống nắng hay tạo bóng râm từ gậy và túi nhựa. Nhưng trời càng ngày càng nóng, tôi hết nước sau 24 giờ’.

Claire mang theo một chiếc sandwich và 1 thanh protein, nhưng cô không đói. Cô khát nước.

‘Tôi đã phải uống nước tiểu của mình. Tôi lấy nước tiểu bằng một lọ paracetamol và giữ chúng trong chai. Nó khiến tôi nôn oẹ nhưng ít nhất, tôi có thêm một chút nước’, Claire kể.

Cô đã trải qua những đêm kinh hoàng với nỗi sợ về loài rắn chuông bò ra trong bóng tối.

Sau 4 ngày, cô cảm thấy cái chết đang đến gần.

Nhưng từ trên trời, một âm thanh xuất hiện. Đó là tiếng ồn ào từ chiếc trực thăng cứu hộ. Những người bạn của Claire đã gọi cứu hộ để nhờ trợ giúp. Nhưng cũng phải đến lần bay thứ 3, họ mới thấy cô vẫy tấm che nắng.

Claire trong quá trình hồi phục tại Toronto trong ngày sinh nhật tuổi 36  -   G-Saram
Claire trong quá trình hồi phục tại Toronto trong ngày sinh nhật tuổi 36 – G-Saram

Claire sau đó được chuyển tới bệnh viện Palm Springs, vào thẳng khu chăm sóc đặc biệt, nơi cô có thể gọi cho gia đình. Cô phải ở bệnh viện 18 ngày để phẫu thuật và truyền nước.

Ngày 11/6, cô xuất viện trên chiếc xe lăn và trở về Toronto, Canada trước khi trở lại New Zealand vào tháng 8. 6 tháng sau, cô mới có thể tự đi lại được.

‘Sau tai nạn, tôi đã có quan điểm mới về cuộc sống. Tôi nhận ra rằng, tôi đã dựng lên một bức tường như một cách để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương. Nhưng chính nó đã khiến tôi cảm thấy cô đơn. Tôi biết đã đến lúc tôi phải phá bỏ bức tường vô hình ấy đi và để cho mọi người tiến tới’.

Tháng 1/2019, Claire trở lại Công viên Joshua Tree, đi trên chính con đường nơi cô đã ngã để hoàn thành nốt chặng đường dang dở, nhưng lần này là đi cùng bạn bè.

Mùa hè năm 2019, Claire cho ra mắt cuốn sách kể về vụ tai nạn, mang tên ‘Things I Learned From Falling’, (Những điều tôi học được khi ngã xuống). Và tới tháng 2/2020, cô trở lại London, mạnh mẽ hơn, cởi mở hơn và không còn sợ bị tổn thương nữa.

Claire nhớ lại: “Khi chúng tôi tới ốc đảo, tôi nhận ra việc tự mình đi bộ trên con đường này suýt nữa đã giết chết tôi, nhưng khi có bạn bè bên cạnh, tôi đã có thể hoàn thành nó”.

Từ câu chuyện trên cho chúng ta kinh nghiệm đáng quý ” Muốn đi gần hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây