Thiến hóa học tội phạm xâm hại trẻ

0
198

Đề xuất ‘thiến hóa học’ tội phạm xâm hại trẻ

Quốc hội dành cả ngày hôm nay 27-5 họp toàn thể trực tuyến để thảo luận báo cáo giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em”. Các đại biểu phát biểu đầu tiên đã nghẹn ngào khi đề cập đến vấn đề này.

Thiến hóa học
Quan cảnh phiên họp

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết khi tiếp xúc cử tri, ai cũng bức xúc, rùng mình, căm phẫn, đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh các đối tượng xâm hại trẻ em, không thể để chúng nhởn nhơ ngoài xã hội.

Thiến hóa học
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phát biểu

Theo đại biểu Phương, cần áp dụng thêm biện pháp “thiến hóa học” với những kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Đây là biện pháp đã được một số nước áp dụng đối với tội phạm ấu dâm.

Ông cũng đề nghị các phương tiện truyền thông và cộng đồng khi đưa tin, nêu về các trường hợp trẻ em bị xâm hại tránh nêu tên, tuổi, địa chỉ cụ thể vì sẽ gây tổn thương lâu dài, ảnh hưởng đến tương lai của nạn nhân bị xâm hại.

“Băng hoại đạo đức xã hội đến cùng cực”

“6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, tính trung bình cứ một ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại; xâm hại tình dục chiếm tới 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em”, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) phân tích số liệu.

“Rất đau xót khi phải dẫn ra thông tin Hà Nội là địa phương đứng đầu về số trẻ em bị xâm hại dẫn đến tử vong (13 em); TP.HCM dẫn đầu về số trẻ em gái có thai do bị xâm hại tình dục (86 em)”.

Nơi an toàn lại là nơi nguy cơ xâm hại xảy ra cao nhất

Đáng nói, “những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội… lại là những nơi ngày càng gia tăng nguy cơ xâm hại trẻ em và chúng ta chứng kiến sự băng hoại đạo đức xã hội đến cùng cực khi những vụ việc bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái không còn là cá biệt”, bà Hiền nói.

Đại biểu Hà Nam cũng nhận định dù các địa phương đang phải ban hành văn bản để triển khai 11 chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhưng sự quan tâm, đầu tư lại chưa đúng tầm.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) phản ánh việc nhiều bậc cha mẹ thiếu chăm sóc, quan tâm, chia sẻ về sức khỏe tình dục với trẻ em. Khi con em bị xâm hại lại ngại khai báo kịp thời với cơ quan công an dẫn đến khó điều tra, xử lý vụ việc do để thời gian lâu nên khó giám định. Một số trường hợp gia đình tự thỏa thuận với đối tượng xâm hại trẻ em…

Sử dụng mạng xã hội xâm hại tình dục trẻ em: SOS

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) thì dành trọn thời gian phát biểu để phân tích tình trạng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng xã hội. Với sự phát triển của Internet, trẻ em đã sớm trở thành “công dân mạng”, tham gia rất nhiều hoạt động trên mạng, hấp thụ cả những ảnh hưởng tốt và chịu chi phối cả những mặt tiêu cực trên mạng.

Thiến hóa học
Đại biểu Trần Thị Thủy (Bắc Kạn)

Sau khi đã gây được thiện cảm với trẻ, chúng bắt đầu chia sẻ, cho các em xem phim khiêu dâm, hướng dẫn đóng phim, rồi cuối cùng sử dụng chính hình ảnh đó để đe dọa, ép buộc các em gặp ngoài đời thực, ép quan hệ tình dục…
Phản ứng trước tình trạng này, nhiều bậc phụ huynh lại phòng ngừa bằng cách cấm con sử dụng mạng xã hội hoặc kiểm soát chặt mỗi khi con em tham gia mạng xã hội. Đây không phải là biện pháp tốt.

“Mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh trẻ em bị xâm hại, trong đó phần lớn là xâm hại tình dục, được tung lên mạng xã hội”, bà Thủy nêu. Thủ đoạn mà các kẻ xấu thường sử dụng là thiết lập các phòng chat ảo, dùng nhiều thủ thuật để lôi kéo, dụ dỗ trẻ em như cùng chia sẻ vấn đề trẻ quan tâm, giả làm người cùng giới để trò chuyện…

Giáo dục cho trẻ em kiến thức chống xâm hại

Từ các dẫn chứng và phân tích trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị các bậc cha mẹ cùng với nhà trường có các chương trình, nội dung để hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em kiến thức, kỹ năng tham gia mạng xã hội, trong đó có các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống xâm hại nói chung và chống xâm hại tình dục nói riêng.

Đồng thời, Bộ Công an phải có các phương án đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả với loại tội phạm này.

Thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật phòng chống xâm hại trẻ em tại Quốc hội sáng 27/5, ông Nguyễn Ngọc Phương nêu đề xuất trên. Biện pháp này được áp dụng ở nhiều quốc gia, người chịu hình phạt sẽ được tiêm chất kháng testosterone, khiến nồng độ testosterone trong cơ thể xuống mức trước tuổi dậy thì, làm giảm thấp nhất nhu cầu tình dục.

Bày tỏ rất buồn về thực trạng trẻ em bị xâm hại thời gian qua, ông Phương nói: “Khi tiếp xúc cử tri, nhắc đến vấn đề xâm hại trẻ em ai cũng rùng mình căm ghét, ám ảnh và mong muốn phải xử lý nghiêm khắc đối tượng này”. Thực tế cho thấy kẻ xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân, thậm chí bố xâm hại con, ông nội xâm hại cháu… với thủ đoạn dã man, lặp lại.

Công khai danh tính và ghi tội phạm vào hồ sơ lý lịch để răn đe, đảm bảo an toàn cho trẻ

“Thi thoảng xã hội lại phải chứng kiến vụ bảo mẫu, thầy cô bạo hành, xâm hại trẻ với hành vi dã man, tàn khốc. Nhiều em cầu cứu, tố cáo, nhưng đâu đó vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ hiệu quả, khiến chúng ta không khỏi hồ nghi liệu có bao nhiêu trẻ đang kêu cứu trong tuyệt vọng mà không được hồi đáp? Liệu còn bao nhiêu kẻ thủ ác tiếp tục phạm tội bởi pháp luật chưa đủ “răn đe”, ông Phương nói.

Vì vậy, cùng với đề xuất “thiến hóa học” tội phạm xâm hại trẻ, ông Phương đề nghị công khai danh tính và ghi tội phạm vào hồ sơ lý lịch để răn đe, đảm bảo an toàn cho trẻ. “Tôi cho rằng, nếu áp dụng thiến hóa học thì ít nhất có thể giảm một nửa số vụ xâm hại tình dục trẻ em”, ông Phương kỳ vọng.

Phối hợp bác sĩ tâm lý , người giám hộ nđể lất lời khai của trẻ

Đại biểu này cũng đề xuất nhà chức trách nghiên cứu cơ chế phối hợp để khi lấy lời khai của trẻ bị xâm hại, cần có mặt của bác sĩ tâm lý, người giám hộ và ghi hình để dùng làm bằng chứng trước tòa. Những người lấy lời khai phải quan tâm đến tổn thương tâm lý của trẻ. Phòng xử án các vụ xâm hại tình dục phải phố trí thân thiện, đảm bảo bí mật hình ảnh trẻ.

Báo cáo về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống xâm hại trẻ em, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết từ năm 2015 đến 2019, đoàn giám sát của Quốc hội đã nghe Chính phủ, các bộ ngành báo cáo và đến giám sát trực tiếp tại 17 địa phương…

Thiến hóa học
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Trong gần 4 năm, cả nước xảy ra gần 8.500 vụ với 8.700 trẻ bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục gần 6.500 vụ, hơn 850 vụ bạo lực “Trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ bị xâm hại tăng đột biến với 1.400 trẻ, trung bình mỗi ngày 7 trẻ trở thành nạn nhân”, bà Nga nói và cho rằng tình trạng này phản ánh thực tế người dân có ý thức hơn trong tố cáo hành vi.

Tình trạng xâm hại trẻ em xảy ra trên cả nước, các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM nhiều nhất.

Nguồn:

https://tuoitre.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-thien-hoa-hoc-ke-xam-hai-tinh-duc-tre-em-20200527094829551.htm

https://gdemyforex.com/

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây