Công bố nghiên cứu, cảnh báo rằng dưới nắng nóng không có nghĩa là virus bị tiêu diệt hoàn toàn nên cần duy trì các biện pháp đề phòng.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Bộ An ninh Nội địa (Mỹ) đã làm dấy lên hy vọng về mặt lý thuyết rằng, khả năng tiêu diệt virus của ánh nắng là hoàn toàn có cơ sở. Cơ quan này phát hiện ra rằng virus, dưới dạng những giọt nước bọt phát triển mạnh trong điều kiện khô ráo nhưng mờ dần dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Tuy nhiên, các bác sĩ và nhà nghiên cứu cho rằng còn quá sớm để bắt đầu tháo khẩu trang và nô đùa trên sân bóng trong những tháng tới.
Chia sẻ với các phóng viên tại Nhà Trắng, ông William Bryan, cố vấn khoa học và công nghệ của Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho hay các nhà khoa học nước này nhận thấy tia cực tím có khả năng tác động đối với virus.“Quan sát nổi bật nhất của chúng tôi đến nay là ánh nắng dường như có tác động mạnh trong việc tiêu diệt virus, cả trên các bề mặt và trong không khí”, ông cho biết.
Bên cạnh ánh nắng, nhiệt độ và độ ẩm cao cũng khiến virus dễ bị tiêu diệt, theo nghiên cứu của Trung tâm Phân tích và Ứng phó về phòng vệ sinh học quốc gia.Nghiên cứu cho thấy số lượng virus có thể giảm phân nửa trong 18 giờ với điều kiện nhiệt độ từ 21-240C và độ ẩm 20% trên các bề mặt như tay nắm cửa và thép không rỉ. Cùng điều kiện này, số lượng virus trong không khí sẽ giảm phân nửa trong 1 giờ.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, trong thời tiết mùa hè với độ ẩm cao, các khối cầu hơi ẩm (bao bọc virus) đó có xu hướng ít bay hơi, khiến chúng trở nên nặng hơn và trọng lực kéo nó xuống mặt đất, điều đó khiến chúng ta có nguy cơ tiếp xúc với virus cao hơn.
Schaffner cũng thừa nhận, thật không may, suy luận này xuất phát chủ yếu từ cách hoạt động của các loại virus khác. Nhưng virus corona là một chủng mới đối với các nhà khoa học, do vậy, chúng ta mới chỉ suy đoán về cách thức chúng hoạt động.
Tiến sỹ Parikh chỉ ra rằng, mặc dù đã có kết quả thử nghiệm và so sánh trong phòng thí nghiệm, nhưng virus corona dường như vẫn có thể lây lan rất mạnh ở vùng có khí hậu mùa hè. Parikh nói:”Chỉ cần nhìn vào những gì đang xảy ra ở những nơi thời tiết rất nóng, như Nam California và Florida. Rồi đến việc Tom Hanks và vợ bị nhiễm virus ở Úc.”
Theo kết quả được các nhà nghiên cứu MIT công bố vào tháng trước, một nghiên cứu trước đó về tác động của nhiệt độ và sự tồn tại của virus corona đã cho thấy, 90% trường hợp lây truyền COVID-19 xảy ra trong điều kiện nhiệt độ từ khoảng 37,4 đến 62,6 độ. Nhưng bản thân Qasim Bukhari, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu này cho biết, sẽ là một sai lầm khi mọi người tin rằng chỉ với nhiệt độ ấm áp và ánh nắng trời sẽ tiêu diệt được căn bệnh này.
Bukhari cho biết: “Ngoài yếu tố nhiệt độ còn cần phải xem xét rất nhiều yếu tố khác. Hiệu ứng nhiệt độ một mình không thể không thể giúp cô lập được virus.”
Cuối cùng, cả Schaffner và Parikh đều nói rằng, mặc dù những phát hiện mới có thể mang lại những khả năng tích cực, nhưng nếu chủ quan, cho rằng virus sẽ biến mất vào mùa hè thì hậu quả sẽ có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Ông Bryan kết luận rằng điều kiện mùa hè sẽ tạo môi trường làm giảm sự lây lan của Covid-19. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng điều này không có nghĩa là virus bị tiêu diệt hoàn toàn nên chưa thể dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp cách ly xã hội.
Trong cùng cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các nhà nghiên cứu nên thử áp dụng kết quả này trong quá trình điều trị các bệnh nhân Covid-19 do virus corona gây ra bằng cách đưa tia cực tím hoặc chất khử trùng vào cơ thể bệnh nhân.