Động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn

0
170

Động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn

Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới với các thông tin chính: VN-Index hoàn thành 5 phiên tăng giá trọn vẹn trong ngày thứ Sáu với khối lượng ở mức cao, thị trường lao động trong năm 2021 có những khả năng phục hồi như thế nào? Và Kinh tế thế giới hậu Covid-19 sẽ ra sao?… Dưới đây là nội dung chi tiết diễn biến thị trường Việt Nam thứ Hai ngày 11/1.

VN-Index hoàn thành 5 phiên tăng giá trọn vẹn trong ngày thứ Sáu với khối lượng ở mức cao

Theo SSI (HM:SSI) Research, trên đồ thị tuần VN-Index hình thành 1 cây nên tăng giá đi cùng với thanh khoản ở mức kỷ lục, qua đó cho thấy động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn. Trên đồ thị ngày, VN-Index hoàn thành 5 phiên tăng giá trọn vẹn trong ngày thứ Sáu với khối lượng ở mức cao. Với quán tính đi lên cùng với động lực từ nhóm vốn hóa lớn (nhóm dẫn đầu về đà tăng trong tuần qua), chỉ số nhiều khả năng sẽ hướng tới vùng 1.175 điểm trong tuần tới trước khi quay lại vùng đỉnh cũ 2018 quanh mức 1.200 điểm. Lực cung có thể tăng mạnh khi chỉ số tiệm cận đỉnh cũ nêu trên.

Đối với riêng nhóm VN30, mục tiêu tiếp theo của chỉ số là 1.150 – 1.175 điểm.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư nên quản trị rủi ro chặt chẽ và bảo toàn mức sinh lời của danh mục khi VN-Index tiến về ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm.

Thị trường lao động trong năm 2021 có những khả năng phục hồi như thế nào?

Kết quả Điều tra lao động việc làm quý 4 và cả năm 2020 vừa được Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, năm 2020 tổng số 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên trên cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bao gồm bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành dịch vụ, với hơn 70% người lao động bị ảnh hưởng; tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng. Vì vậy trong năm 2021, chủ trương đề ra sẽ là:

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp:

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể mới của virus gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới. Thực tế này đặt ra những thách thức không nhỏ để phục hồi thị trường lao động trong năm 2021. Cần tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng như: lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc.

Tuy nhiên trở ngại là thị trường lao động Việt Nam vẫn có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, trong thời gian tới cần có chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thích ứng với việc làm mới khi tham gia thị trường lao động.

Tập trung vào thị trường nội địa:

Để ổn định và phát triển thị trường lao động, thời gian tới cần tăng cường công tác dự báo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cũng cần nhanh gọn hơn. Thị trường lao động trong năm 2021, dù còn nhiều khó khăn song vẫn có những điểm sáng nhờ thu hút làn sóng đầu tư, trong bối cảnh dịch Covid-19 các doanh nghiệp đã tìm hướng sản xuất kinh doanh khác, hơn hết các biện pháp kiểm soát dịch đang phát huy hiệu quả. Nhu cầu sản xuất, cung cấp hàng hóa nội địa sẽ tăng, xuất khẩu sẽ dần phục hồi.

Theo dự báo từ quốc tế, nhiều quốc gia vẫn bị tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid- -19. Do đó, mảng xuất khẩu của nước ta đến các thị trường sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, vì vậy cần chuyển dịch cơ cấu lao động, tận dụng những thành tựu kinh tế để kích cầu những ngành bị tác động trong nước, cũng như tập trung hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa.

Kinh tế thế giới hậu Covid-19 sẽ ra sao?

Một trong những nhận định được nêu ra tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Mỹ (AEA) diễn ra hôm 04/01: “Thời hậu đại dịch, nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt những khoản nợ khổng lồ và bất bình đẳng gia tăng, qua làm cản trở xu hướng tăng trưởng dài hạn”. Dù rằng tăng trưởng toàn cầu được kỳ vọng sẽ được củng cố khi nhiều người được tiêm chủng hơn, nhưng các kinh tế gia hàng đầu tham dự hội nghị ba ngày của AEA lại tập trung vào những bất bình đẳng do đại dịch gây ra và hệ quả của những nỗ lực ứng phó Covid-19

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ toàn cầu đã tăng hơn 15 ngàn tỷ USD trong năm ngoái lên mức kỷ lục 277 ngàn tỷ USD, tương đương 365% sản lượng thế giới. Nợ từ tất cả các lĩnh vực – từ hộ gia đình đến trái phiếu chính phủ cho đến trái phiếu doanh nghiệp – đều tăng mạnh, theo trên dữ liệu từ IIF tại Washington.

Động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn

Động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn

Bất bình đẳng cũng gia tăng tại Mỹ và những quốc gia khác do đại dịch đặc biệt đã ảnh hưởng nặng nề đến người nghèo. Tại Mỹ, tỷ lệ người da đen và người gốc Tây Ban Nha tử vong cao hơn người da trắng; những người lao động có thu nhập thấp trong các ngành như giải trí và nhà hàng, khách sạn phải gánh chịu hậu quả của việc sa thải trong khi những người có thu nhập khá hơn được tiếp tục làm việc tại nhà.

Trong khi các quốc gia giàu có như Mỹ đã áp dụng chính sách hỗ trợ cho công dân của họ với số lượng lớn viện trợ từ Chính phủ, các quốc gia nghèo hơn lại không thể thực hiện điều đó. Stiglitz, giáo sư Đại học Columbia, cho biết 46 quốc gia kém phát triển trên thế giới chỉ chiếm 0.002% trong số 12.7 ngàn tỷ USD gói kích thích công được đưa ra trong cuộc chiến chống đại dịch.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ bộc phát từ đại dịch đều là tin tức xấu. Tốc độ phát triển vắc-xin cũng như xu hướng tăng trưởng nhanh chóng của y học từ xa là những tiến triển đáng được ghi nhận.

Gánh nặng nợ:

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đều chứng kiếm sự bất bình đẳng gia tăng và nợ leo dốc. Khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu lắng đi, sự kết hợp của hai khuynh hướng này có thể gây ra các vấn đề cho nền kinh tế toàn cầu.

Hậu quả toàn cầu:

Vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước nghèo. Kinh tế gia Stiglitz nhận thấy nguy cơ của khủng hoảng nợ với những hậu quả toàn cầu. Nhiều quốc gia vốn đã mắc nợ quá nhiều trước đại dịch và tình trạng thu nhập giảm đáng kể đồng nghĩa với việc họ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chi trả.

Mỹ và những cường quốc khác sẽ không loại trừ việc phải hành động để kiềm chế nợ chính phủ leo dốc khi đại dịch qua đi, theo Trưởng kinh tế gia Nhà Trắng Christina Romer. Thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ đạt 2.3 ngàn tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/09 – tương đương hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội – sau mức thâm hụt 3.1 ngàn tỷ USD trong năm tài chính 2020, theo Ủy ban Ngân sách Liên bang.

Nguồn: G-Saram Việt Nam

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây