Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

0
172

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Lãnh đạo VinaCapital cho rằng hiện tượng khối ngoại bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam để giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn dịch bệnh và sẽ sớm đảo chiều.

Đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2020, ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư Tập đoàn VinaCapital dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm nay có thể trong khoảng 1-2%. Con số này thấp hơn nhiều so với các năm trước nhưng khả quan hơn phần lớn các nước trong khu vực ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng âm.

Theo ông Andy Ho, các nền tảng cơ bản gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất đều đang ổn định. Một tín hiệu tốt khác cho nền kinh tế là Việt Nam đạt kỷ lục xuất siêu gần 19 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm.

Trong dài hạn, làn sóng FDI tiếp theo đang khởi phát khi dịch bệnh thúc đẩy các công ty đa quốc gia dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam là một điểm đến được lựa chọn thay thế hàng đầu nhờ vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động chất lượng với chi phí hợp lý và khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang hồi phục tích cực. Hiện tại, VN-Index đang tiệm cận mức 940 điểm. Nhưng trong bối cảnh đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tháng 10, khối ngoại bán ròng hơn 7.200 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

 

“Khi đang gặp khó khăn tại quê nhà vì dịch Covid-19, họ suy nghĩ cần rút tiền từ các thị trường khác về để đảm bảo an toàn. Đó là suy nghĩ nhà đầu tư cá nhân nước ngoài. Riêng nhà đầu tư tổ chức vẫn còn rất nhiều tiền. Ví dụ như thương vụ rót vốn 650 triệu USD vào Vinhomes của KKR, Temasek”, ông Andy Ho phát biểu tại hội nghị thường niên các nhà đầu tư của VinaCapital chiều 5/11.

 

Lãnh đạo VinaCapital cũng cho rằng dòng tiền của khối ngoại bị rút ròng khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam tuy lớn nhưng vẫn thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN. Ông tự tin dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ chảy trở lại vào chứng khoán Việt Nam trong trung hạn.

Bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Đầu tư của VinaCapital, cũng có cùng nhận định trên. Bà Thu cho rằng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường cận biên như Việt Nam để giảm rủi ro khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

“Nhưng khi nhà đầu tư ngoại bình tâm, họ sẽ xác định Việt Nam là nơi trú ẩn an toàn, rất tốt để đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn. Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương và Chính phủ kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt”, bà Thu phân tích.

Thêm vào đó, các thị trường chứng khoán thông thường trước khi được nâng hạng sẽ đón nhận dòng tiền đổ vào rất mạnh để đón đầu. Bà Thu dự báo khi thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ thăng hạng lên thị trường mới nổi trong 2-3 năm tới, các chỉ số chứng khoán sẽ bắt đầu tăng. Do đó, dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ sớm quay trở lại thị trường.

Bộ phận nghiên cứu của VinaCapital cũng dự đoán lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE năm 2021 có thể tăng tới hơn 28% vào năm 2021 sau khi tăng trưởng âm gần 12% trong năm nay.

Dòng tiền của nhà đầu tư trong nước sẽ quyết định xu hướng thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2020

Trong một báo cáo gần đây của Chứng khoán BIDV (BSC), công ty chứng khoán này nhận định rằng dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước quyết định xu hướng thị trường vào nửa cuối năm 2020.

Tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ

Những báo có mới nhất này cho thấy Việt Nam chưa có cơ hội nâng hạng cũng như tạo ra đột phá trong việc thu vốn ngoại trong năm 2020. Dù vậy Việt Nam sẽ có dòng tiền mới từ MSCI Frontier 100 ETF tăng tỷ trọng thị trường Việt Nam khoảng 7% tương đương 35 triệu USD khi Kuwait được chính thức nâng hạng vào tháng 11/2020.

Trong khi chờ sự thay đổi của dòng vốn ngoại, dòng vốn nội với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới vẫn là lực đỡ quan trọng của thị trường trong 6 tháng đầu năm. Tăng trưởng tín dụng thấp, lượng tiền trong hệ thống ngân hàng dồi dào đang khiến cho lãi suất tiền gửi và cho vay giảm.

Mặt bằng lãi suất bình quân giảm từ 2,5%-3%, cá biệt một số Ngân hàng như BIDV và Agribank hạ lãi suất 3 lần trong năm với tổng mức giảm từ 2,5-3%. Lãi suất giảm và mặt bằng giá chứng khoán thấp vào cuối tháng 3 đã thu hút và hình thành lực lượng nhà đầu tư (NĐT) mới tham gia TTCK.

Các NĐT mới tham gia khá tích cực thể hiện qua việc số tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ và tỷ trọng giao dịch NĐT cá nhân trong tháng 6 đạt đỉnh trong nhiều năm.

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Ngoài ra NĐT mới này chưa sử dụng đến tỷ lệ margin nên hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trong những phiên điều chỉnh. Với sự vận động của dòng tiền trong quý 2, BSC vẫn cho rằng dòng tiền của NĐT trong nước vẫn sẽ quyết định xu hướng thị trường trong 6 tháng cuối năm.

Kiểm soát tốt dịch bệnh giúp TTCK Việt Nam thu hút vốn

Trong quý 2, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một trong số ít các thị trường được khối ngoại mua ròng trong khu vực. Tuy nhiên nếu loại bỏ giá trị thỏa thuận gần 700 triệu USD thì khối ngoại vẫn bán ròng chủ yếu trên TTCK Việt Nam.

Hoạt động rút vốn không chỉ đến từ việc cơ cấu giảm quy mô, đóng quỹ từ một số quỹ mở nước ngoài còn đến từ việc các ETFs ngoại bị rút ròng bình quân 10% giá trị so với đầu năm. Hoạt động rút vốn này nằm trong xu hướng chung khi dòng tiền quốc tế vẫn đang rút khỏi khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên sự chuyển dịch này có thể thay đổi vào cuối năm. Sau khi dòng vốn quốc tế giá rẻ lấp đầy các thị trường phát triển thì xu hướng vận động tìm kiếm cơ hội ở các khu vực rủi ro hơn như khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên có thể diễn ra như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Việt Nam giữ được ổn định vĩ mô, dần lấy được đà tăng trưởng sau khi kiểm soát được dịch bệnh và đang tạo ưu thế so với các nước khác. Đây là một trong những lợi thế giúp TTCK Việt Nam thu hút lại dòng vốn nước ngoài khi hình thành xu hướng chuyển dịch.

Các tổ chức đánh giá nâng hạng thị trường đã công bố báo cáo, theo đó FTSE Russell đánh giá Việt Nam đáp ứng được 7/9 tiêu chí của thị trường mới nổi trong báo cáo tháng 3; MSCI gần như giữ nguyên đánh giá trong báo cáo tháng, ngoại trừ yếu tố không có trung tâm thanh toán bù trừ riêng biệt của Việt Nam đã được loại khỏi báo cáo.

Dự báo VN-Index vận động quanh ngưỡng 650-900 điểm

Xét yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, thị trường Việt Nam trong 6 tháng cuối năm tập trung tăng trưởng của các quốc gia chủ chốt sau dịch bệnh, ảnh hưởng của làn sóng thứ 2 và cơ hội phát triển vaccine chống COVID-19, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, bầu cử Mỹ và căng thẳng địa chính trị tại những điểm nóng.

Về mặt nội tại, các động lực tăng trưởng về sản xuất và tiêu dùng đã hồi phục mạnh mẽ tạo nền cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm. Dù vậy nền kinh tế vẫn đối mặt với một số khó khăn khi các đối tác thương mại chính hồi phục chậm chạp và kiểm soát đà tăng của CPI.

Kết quả kinh doanh quý 2 nhiều khả năng sụt giảm mạnh tuy nhiên dòng tiền tham gia mới có thể giúp thị trường sớm ổn định mặt bằng giá và khởi động nhịp tăng mới khi dòng tiền đầu cơ trở lại.

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại chứng khoán Việt Nam

BSC dự báo VN-Index có thể vận động quanh 832 tăng hoặc giảm 70 điểm, với vùng giá trọng tâm từ 795 đến 900 điểm trong 6 tháng cuối năm 2020. 2 kịch bản tham khảo và BSC đánh giá cao về kịch bản tích cực với việc VN-Index tạo nền tích lũy quanh 800 điểm và đóng cửa quanh 900 điểm vào cuối năm. Sau nhịp phân hóa tháng 7, thị trường có nhịp vận động tăng giảm mạnh nhờ dòng tiền đầu cơ và sự trở lại của dòng vốn ngoại.

Ở kịch bản còn lại, VN-Index có thể giảm dưới 800 điểm và có nhịp biến động tiêu cực hướng kiểm tra đáy ngắn hạn tại 650 điểm khi có nhiều thông tin bất lợi từ thế giới và khối ngoại đẩy mạnh rút ròng.

Nguồn:http://g-saram.com

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây